Độ Bi Lazer cho xe Ford Ranger kiểu mustange đang là mẫu đèn hiện đại bậc nhất năm nay với nguyên lý khuếch đại ánh sáng bằng phản xạ kích thích. Đây là dòng đèn có khả năng chiếu xa tốt gấp đôi đèn LED với độ sáng chiếu xa lên tới 600m nhưng điện năng chỉ tiêu thụ bằng một nửa. Bên cạnh đó độ đèn pha bằng Bi Lazer ánh sáng sẽ có đường cắt rõ ràng, độ chụm tốt, luồng sáng tập trung đi xa, không gây chói người đối diện.
Hãy cùng Hậu Trương Auto tìm hiểu những tính năng , lợi ích của việc độ đèn pha ô tô này nhé.
1 .Độ Bi Lazer
-
Nội dung
Cấu tạo đèn Laser:
Về cấu tạo, đèn laser gồm buồng cộng hưởng có “hoạt chất laser” và hệ thống dẫn quang cùng nguồn nuôi. Đây chính là một chất có khả năng khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức.
-
Nguyên lý hoạt động:
Đèn Laser hoạt động dựa vào việc các hạt photon va chạm liên tục vào hoạt chất laser tạo mật độ photon lớn. Tia laser là một tia không có thể phát sáng tự nhiên nên người ta lắp thêm thấu kính chứa khí photpho màu vàng. Thông qua thấu kính này tia Laser có tia sáng có màu trắng xanh.
-
Ưu nhược điểm đèn Laser:
Ưu điểm: Độ Bi Laser có cường độ chiếu sáng cao, có khả năng tán xạ đi xa. Nguồn sáng đèn Laser cao gấp nhiều lần so với đèn LED và Xenon nhưng mức tiêu thụ điện năng của đèn Laser rất thấp.
Nhược điểm:
- của cách này là khi lắp đặt sẽ phải “mổ đèn”, định hình lại choá, bơm keo, lắp giá đỡ… Những công đoạn này đòi hỏi thợ tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm
- Độ Đèn Laser cho đèn pha ô tô giá thành rất cao. Bên cạnh đó, đèn Laser cũng toả nhiệt lượng rất lớn nên cần đầu tư nhiều ở bộ tản nhiệt.
- Điểm trừ của dòng đèn cao cấp này là không thể đóng vai trò vừa chiếu gần và chiếu xa (nháy pha/cos ) nên cần có một hệ thống HID hoặc LED song song.
-
Tính ứng dụng của đèn Laser:
Do chi phí sản xuất đèn Laser khá đắt đỏ nên dòng đèn này chỉ đường ứng dụng trong một số xe ở phân khúc cao cấp như: Audi R8, BMW i8… Giá độ đèn pha Laser hiện dao động từ 20 – 70 triệu đồng/cặp.
2 . Độ đèn mí mắt ban ngày ( hay còn gọi là đèn định vị ban ngày )
Đèn mí ô tô có nhiều tên gọi khác như đèn demi, đèn định vị ban ngày hay chiếu sáng ban ngày (DRL – Daytime Running Lights). Đây là một loại đèn công suất thấp, đóng vai trò định vị, giúp những xe chạy ngược chiều có thể quan sát nhau trong các trường hợp tầm nhìn không tốt vào ban ngày như trời âm u, sương mù, mưa… Đèn mí (hay đèn định vị) cũng trợ sáng giúp người lái quan sát tốt hơn trong những trường hợp trên và trợ sáng khi lái xe trời tối. Ngoài ra đèn mí còn mang tính trang trí, góp phần nâng cao tính thẩm mỹ ngoại thất xe.
Đèn mí định vị ban ngày thường sử dụng đèn truyền thống hay đèn LED, trong đó đèn LED phổ biến hơn. Tuy nhiên ở những dòng xe phổ thông hiện nay, chỉ có những dòng cao cấp hay phiên bản cao cấp mới được nhà sản xuất trang bị đèn mí LED định vị ban ngày. Các dòng xe giá rẻ hay phiên bản giá rẻ thường bị cắt giảm trang bị này. Do đó chủ xe có thể độ thêm đèn mí để vừa hỗ trợ định vị, lái xe an toàn, vừa tăng tính thẩm mỹ cho xe.
Trong trường hợp chưa hài lòng với kiểu thiết kế đèn mí LED nguyên bản, chủ xe cũng có thể chủ động thay đổi.
Các kiểu độ đèn mí
Độ đèn mí, đèn định vị ô tô thường dùng nhất là đèn LED. Bởi cấu tạo chip LED nhỏ nên dễ dàng tạo hình thành những dải LED theo ý muốn. Đèn LED cũng mang đến cảm giác sang trọng, cao cấp. Về khả năng chiếu sáng, bản thân đèn mí chỉ đóng vai trò hỗ trợ định vị ban ngày nên không đòi hỏi độ sáng cao như đèn pha hay đèn gầm. Do đó độ đèn mí hiện nay sử dụng đèn LED là phù hợp nhất.
Các kiểu độ đèn mí LED ô tô phổ biến:
- Lắp đèn LED mí chung với cụm đèn chính
Lắp đèn mí tích hợp vào cụm đèn chính phía trước và phía sau là kiểu độ mí phổ biến nhất. Trong đó có các vị trí lắp sau:
Đèn ở dạng ống LED chạy viền cạnh trên hoặc viền cạnh dưới hoặc đi vòng cả trên và dưới. Phổ biến nhất là chạy viền trên cụm đèn chính.
Đèn ở dạng khối LED nhiều dải sọc, lắp ở hốc bên trong của cụm đèn chính (gần vị trí tiếp giáp giữa cụm đèn chính với mặt calang)
Đèn vòng tròn LED bao quanh đèn pha (còn gọi là đèn LED Angel Eye hay vòng LED mắt quỷ). Kiểu này ở dạng đèn vòng tròn hay đèn bán nguyệt vòng bao quanh đèn pha/cos trước hay đèn hậu phía sau. Khi chọn kiểu này đa phần sẽ kết hợp thêm 1 dải LED chạy viền thêm cạnh trên hoặc dưới.
- Lắp đèn LED mí chung với hốc đèn sương mù
Đây cũng là một kiểu độ LED mí cũng được ưa chuộng. Vị trí lắp sẽ ở phần hốc đèn sương mù bên dưới. Thông thường sẽ là một dải LED chạy viền góc trên hoặc góc dưới của hốc đèn sương mù, phổ biến nhất là góc dưới hoặc góc trên bên phải.
Khi độ đèn mí ô tô, có thể chọn lắp đèn mí rời. Tuy nhiên ngoại trừ trường hợp thiết kế xe đã bố trí sẵn đèn mí ở vị trí rời nào đó thì việc độ thêm mí rời sẽ dễ dẫn đến cải biến, thêm thắt nhiều chi tiết, thay đổi kết cấu xe. Trong khi đây là vấn đề nên hạn chế khi độ đèn xe.
Các loại đèn mí LED
Hiện có rất nhiều kiểu đèn mí LED ô tô như:
- Đèn mí LED dây ống tròn
- Đèn mí LED dây chia đốt
- Đèn mí LED khối
Các kiểu độ đèn xi nhan
Độ đèn xi nhan hầu hết sử dụng đèn LED. Bởi vai trò của đèn xi nhan là báo tín hiệu, không phải cung cấp ánh sáng để di chuyển nên không cần cường độ ánh sáng cao. Vì thế đèn LED là lựa chọn tối ưu nhất. Có nhiều kiểu độ đèn xi nhan như:
- Độ đèn xi nhan bóng độc lập
Xe ô tô thường có sẵn một bóng đèn xi nhan riêng nằm trong cụm đèn trước và đèn sau. Nếu độ nâng cấp lên đèn xi nhan LED chỉ cần thay bóng cũ này thành bóng đèn LED.
- Độ đèn xi nhan tích hợp đèn mí ban ngày
Đèn mí LED hiện nay có các loại có thể tuỳ chọn 2 chế độ: màu trắng xanh sử dụng vai trò là đèn định vị ban ngày; khi bật báo rẽ đèn chuyển sang màu vàng nhấp nháy. Khi độ mí LED có thể chọn loại tích hợp 2 trong 1 này.
Lưu ý :
Khi nâng cấp đèn nên ưu tiên chọn lựa địa chỉ độ đèn ô tô uy tín. Bởi những nơi này sẽ cung cấp các sản phẩm đèn oto nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đèn chính hãng chất lượng. Đặc biệt họ cũng có đội ngũ thợ kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm, đảm bảo xử lý tốt các công đoạn, quy trình. Các chính sách hậu mãi, bảo hành cũng thường dài hạn và rõ ràng.
Độ đèn dù ít nhiều cũng sẽ can thiệp đến hệ thống điện xe. Chưa kể nếu nâng cấp từ đèn Halogen lên Bi LED hoặc Bi Xenon sẽ phải “mổ đèn” để định hình lại choá đèn, bơm keo chống nước, lắp giá đỡ… Các công đoạn này yêu cầu rất cao về mặt kỹ thuật lẫn kinh nghiệm. Chỉ cần phát sinh lỗi nhỏ như bơm keo không kín có thể khiến đèn bị hấp hơi nước. Để khắc phục phải mở đèn ra, hấp nhiệt khá phức tạp và tốn kém. Về hệ thống điện, nếu xử lý không đúng cũng dễ dẫn đến rủi ro chập cháy.